Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
69911

Tổng quan về xã Thạch Lập

Ngày 19/11/2017 11:29:12

Tổng quan về xã Thạch Lập



bản đồ xã.jpg

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÃ THẠCH LẬP.

 

Thạch Lập là xã vùng cao nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc.

Phía bắc giáp với huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Phía đông giáp xã Quang Trung.

Phía nam giáp xã Thúy Sơn.

Phía tây giáp huyện Lang Chánh.

Diện tích tự nhiên: 5.037,64 ha. Trong đó đất nông nghiệp 4406,40 ha; đất trồng cây hàng năm 417,53 ha; đất lâm nghiệp 3.819,93 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 20,3 ha; đất nông thôn 131,51 ha; đất chuyên dung  134,42 ha; đất trụ sở cơ quan 0,3 ha; đất quốc phòng 64,06 ha; đất sử dụng mục đích công cộng 61,66 ha; diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 63,38 ha.

Tổng số hộ đến năm 2017 là: 1.504 hộ, gồm: 6,962 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Mường chiếm 93%, dân tộc Dao chiếm 6,9%, còn lại là các dân tộc khác như Kinh, Thái, Thổ…  Người Mường có các họ chủ yếu: Họ Phạm, họ Quách, họ Lê, họ Hà, họ Bùi, họ nguyễn, họ trương…; Người Dao có họ Triệu ( Triệu lớn, Triệu bé), họ Bàn và một số ít họ khác.  Người dân trong xã sinh sống làm ăn chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Từ xa xưa, vùng đất này nổi tiếng với các loại nếp đặc sản, trong đó phải kể đến lúa nếp củ ngâu ( còn gọi là nếp hạt cau) có hương vị thơm ngon, dẻo rất đặc biệt mà chỉ riêng nơi này mới có được. Ngoài ra còn có những đặc sản khác như lợn cỏ, gà đồi, khoai vàng (mán). Từ bao đời nay nghề dệt thổ cẩm  đã trở thành biểu tượng, nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường.

Thạch Lập có 15 Làng được phân  bố trải dài dọc 1 bên là núi đá vôi  giáp xã Thúy Sơn và 1 bên là núi đồi đất giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước. Người dân có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là trong khó khăn hoạn nạn tinh thần cộng đồng lại được phát huy có hiệu quả. Xã Thạch Lập còn là đầu nguồn của sông cầu chày, có những thác nước trắng xóa, tạo nên cảnh quan, thiên nhiêm hùng vĩ đặc sắc, cho du lịch sinh thái của vùng đất nơi đây, nơi đây ngoài những sản phẩm kể trên, địa hình còn tạo nên những vùng thiên nhiên kỳ thú. Như Làng Đô Quăn có ba hang động được đặt tên là hang Quăn, hang Thông gió và Bàn cờ, theo người dân truyền rằng, đây chính là nơi trú quân của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược nước ta vào thế kỷ XV và hang ( Tẻng tré), hiện dấu vết còn khá rõ, rất có giá trị về lịch sử, văn hóa. Xã Thạch Lập được chia tách ra từ xã Đô Lương theo Quyết định số 121/ QĐ-NV, ngày 25/6/1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ( chia xã Đô Lương thuộc huyện Ngọc Lặc thành 2 xã và lấy tên là: xã Thạch Lập và xã Thúy Sơn).

Tính đến tháng 5 măm 2018 Đảng bộ xã Thạch Lập có 331 đảng viên, 20 chi bộ ( trong đó 15 chi bộ nông thôn, 4 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế ).

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thạch Lập đã vận dụng sang tạo đường lối, chủ trương về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của xã. Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; phát huy nội lực, tranh thủ sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để phát huy hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, từng bước làm cho bộ mặt nông thôn xã Thạch Lập đổi mới, văn minh, đời sống nhân dân ổn định, văn hóa- xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trên quê hương Thạch Lập thân yêu./.

 

Lê Thị Nga.    Văn phòng UBND xã


 



bản đồ xã.jpg

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÃ THẠCH LẬP.

 

Thạch Lập là xã vùng cao nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc.

Phía bắc giáp với huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Phía đông giáp xã Quang Trung.

Phía nam giáp xã Thúy Sơn.

Phía tây giáp huyện Lang Chánh.

Diện tích tự nhiên: 5.037,64 ha. Trong đó đất nông nghiệp 4406,40 ha; đất trồng cây hàng năm 417,53 ha; đất lâm nghiệp 3.819,93 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 20,3 ha; đất nông thôn 131,51 ha; đất chuyên dung  134,42 ha; đất trụ sở cơ quan 0,3 ha; đất quốc phòng 64,06 ha; đất sử dụng mục đích công cộng 61,66 ha; diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 63,38 ha.

Tổng số hộ đến năm 2017 là: 1.504 hộ, gồm: 6,962 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Mường chiếm 93%, dân tộc Dao chiếm 6,9%, còn lại là các dân tộc khác như Kinh, Thái, Thổ…  Người Mường có các họ chủ yếu: Họ Phạm, họ Quách, họ Lê, họ Hà, họ Bùi, họ nguyễn, họ trương…; Người Dao có họ Triệu ( Triệu lớn, Triệu bé), họ Bàn và một số ít họ khác.  Người dân trong xã sinh sống làm ăn chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Từ xa xưa, vùng đất này nổi tiếng với các loại nếp đặc sản, trong đó phải kể đến lúa nếp củ ngâu ( còn gọi là nếp hạt cau) có hương vị thơm ngon, dẻo rất đặc biệt mà chỉ riêng nơi này mới có được. Ngoài ra còn có những đặc sản khác như lợn cỏ, gà đồi, khoai vàng (mán). Từ bao đời nay nghề dệt thổ cẩm  đã trở thành biểu tượng, nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường.

Thạch Lập có 15 Làng được phân  bố trải dài dọc 1 bên là núi đá vôi  giáp xã Thúy Sơn và 1 bên là núi đồi đất giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước. Người dân có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là trong khó khăn hoạn nạn tinh thần cộng đồng lại được phát huy có hiệu quả. Xã Thạch Lập còn là đầu nguồn của sông cầu chày, có những thác nước trắng xóa, tạo nên cảnh quan, thiên nhiêm hùng vĩ đặc sắc, cho du lịch sinh thái của vùng đất nơi đây, nơi đây ngoài những sản phẩm kể trên, địa hình còn tạo nên những vùng thiên nhiên kỳ thú. Như Làng Đô Quăn có ba hang động được đặt tên là hang Quăn, hang Thông gió và Bàn cờ, theo người dân truyền rằng, đây chính là nơi trú quân của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược nước ta vào thế kỷ XV và hang ( Tẻng tré), hiện dấu vết còn khá rõ, rất có giá trị về lịch sử, văn hóa. Xã Thạch Lập được chia tách ra từ xã Đô Lương theo Quyết định số 121/ QĐ-NV, ngày 25/6/1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ( chia xã Đô Lương thuộc huyện Ngọc Lặc thành 2 xã và lấy tên là: xã Thạch Lập và xã Thúy Sơn).

Tính đến tháng 5 măm 2018 Đảng bộ xã Thạch Lập có 331 đảng viên, 20 chi bộ ( trong đó 15 chi bộ nông thôn, 4 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế ).

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thạch Lập đã vận dụng sang tạo đường lối, chủ trương về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của xã. Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; phát huy nội lực, tranh thủ sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để phát huy hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, từng bước làm cho bộ mặt nông thôn xã Thạch Lập đổi mới, văn minh, đời sống nhân dân ổn định, văn hóa- xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trên quê hương Thạch Lập thân yêu./.

 

Lê Thị Nga.    Văn phòng UBND xã


 

công khai TTHC